Thuoc-tri-benh-oc-huong-nguyen-lieu

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ỐC HƯƠNG

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ỐC HƯƠNG

Ốc hương biển là một loại thực phẩm cao cấp, có giá trị dinh dưỡng rất cao, những năm gần đây việc nuôi ốc hương được phát triển nuôi rộng rãi, mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Tuy nhiên do mật độ nuôi tăng cao, nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng tăng dẫn đến một số thiệt hại lớn về tiền của công sức của bà con! Công ty Nufeco VN xin đưa ra bài viết cách phòng và trị bệnh ốc hương để bà con tham khảo!

I. Biểu hiện các bệnh Ốc hương:

– Biểu hiện các bệnh chủ yếu trên ốc Hương như: Sưng vòi, viêm đường ruột bỏ ăn, tuột nhớt; Đơ yếu do cơ thể nhiễm, tổn thương nội tạng, thần kinh, dãy dụa mạnh trước khi chết; Ốc bỏ vỏ…

– Trong quá trình nuôi, chúng ta theo dõi thấy dấu hiệu ốc kém ăn dần, phơi mình trên nền đáy, ít vùi đáy; nếu nuôi bể, có hiện tượng ốc bò lên thành bể; ống Si phông và vòi lấy thức ăn bị sưng, bên trong có nhiều chấm đỏ; chân bụng phồng và có bọng nước; mở nắp miệng không đóng được.

– Các bệnh Tập trung cao vào mùa mưa, khi các yếu tố môi trường thời tiết thay đổi như độ mặn, nhiệt độ, hàm lượng vật chất hữu cơ thay đổi, ao nuôi bị ô nhiễm nặng. Xảy ra cả ở các trại sản xuất giống, ao và lồng nuôi thương phẩm ốc hương…

Thuoc-tri-benh-oc-huong
ỐC HƯƠNG CHẾT HÀNG LOẠT

II. Nguyên nhân ốc hương chết hàng loạt:

– Kết quả xét nghiệm một số ao nuôi ốc chết tại một số tỉnh Miền trung, Cần Giờ/TP.HCM, Phú Quốc/Kiên Giang… cho thấy:

+ Mật độ các chủng vi khuẩn Vibrio SP rất cao. Ngoài ra, còn có trùng lông (Ciliophora)và chủng nấm Fusarium sp

+ Lớp bùn đáy ao chứa nhiều khí độc từ chất thải hữu cơ, bùn bẩn như NH3, NO2 phát sinh liên tục, đạt đến mức gây hại cho ốc sau 1 tháng nuôi. Gây giảm ăn, ít vùi đáy, đơ yếu. Đặc biệt những giai đoạn chuyển mùa từ mùa nắng nóng sang mưa nhiều gây nhiệt độ, mật độ oxy hòa tan, độ PH của nước thay đổi đột ngột qua khung mức cho phép.

+ Tỷ lệ vi sinh vật có lợi để hãm khuẩn, xử lý chất thải hữu cơ thấp (ít dùng vi sinh).

Xác định một số nguyên nhân:

1. Do nhiễm bệnh: Vi khuẩn, nấm, trùng lông, thậm chí là virut (đang được phân tích xác thực) là những tác nhân gây bệnh, làm cho ốc hương chết hàng loạt ở nhiều nơi trong thời gian qua.

+ Trước tiên trùng lông gây tổn thương vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống si phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm cho hai cơ quan này sưng lên, gây tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm đồng lọt tấn công vào chỗ tổn thương, từ đó ốc lấy thức ăn không được, khó thở, rồi chết.

+ Trùng lông phát triển mạnh là do các chất hữu cơ trong vùng nuôi ốc nhiều, đặc biệt do thức ăn dư thừa; mùa mưa vật chất hữu cơ từ đất liền chảy xuống; Lượng ốc hương chết không được vớt lên; Nguồn nước thải ra từ các ao có ốc bệnh lây sang các ao khác qua con đường lấy nước theo thủy triều hoặc bơm cấp nước hằng ngày.

2. Do ô nhiễm môi trường ao nuôi (đặc biệt tầng nước đáy):

+ Đáy ao hay đáy bể nuôi là nơi tập trung nhiều mầm bệnh nhất, đó có thể là những loại vi khuẩn gây hại, ký sinh trùng hay nhiều loài nấm. Mà vòi của ốc là bộ phận sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên dễ bị xâm nhiễm và gây sưng tấy. Rất nhiều mầm bệnh có thể gây sưng vòi của ốc. Nên thường là do tác động kép của nhiều tác nhân cùng một lúc. Khi chỉ mới có một loại mầm bệnh tấn công thì cũng đã làm vòi ốc sưng tấy, lở loét. Từ đó tạo cơ hội cho các mầm bệnh tiếp theo tác động đến.

+ Khí độc trong ao nuôi ốc như H2S, NO2, NH3 làm cho ốc suy yếu, giảm ăn và dễ nhiễm bệnh. Chúng được sản sinh thức ăn dư thừa vàng lắng đọng; Chất thải từ phân ốc hương, nguyên nhân hàng đầu sản sinh ra khí độc trong ao. Tảo phân hủy cũng là một nguyên nhân sinh ra chất đạm…

3. Do thức ăn: Do thức ăn bị nhiễm mầm bệnh từ các loại thủy sản khác mang đến ao nuôi ốc hương; nhiễm hóa chất bảo quản…

+ Nguồn thức ăn của ốc hương là các loại mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy và xác của các loài thủy sản khác, ngoài ra ốc còn rất thích ăn những con thân mềm hay giáp xác nhỏ, nó ăn đến 12% thức ăn một ngày so với trọng lượng của nó. Do tập tính ăn đáy nên môi trường đáy ao ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến thức ăn và gây bệnh cho ốc qua đường tiêu hóa…

4. Ngoài ra, có thể con giống chất lượng kém, kỹ thuật nuôi chưa đạt và đặc biệt do ảnh hưởng tình hình thời không thuận lợi, đầu tháng 4 có hiện tượng mưa cục bộ nhỏ, thỉnh thoảng có mưa rất lớn, sau đó xuất hiện nắng nóng oi bức gay gắt kéo dài…, ốc hương không thích nghi, gây stress, sốc bệnh…

Hiện nay, phòng bệnh cho ốc hương là một trong những giải pháp chủ yếu và mang lại hiệu quả cao!

Thuốc trị bệnh cho Ốc hương- Kanocin
Cách phòng và trị bệnh cho ốc hương

III. Biện pháp phòng bệnh cho ốc hương:

Trong quá trình nuôi ốc hương, cần chú ý những khâu sau:

1. Con giống: Chọn con giống tốt từ các trại giống uy tín, ốc con không bị nhiễm bệnh, thoái dòng.

Thả giống đúng kích cỡ, theo khuyến cáo, kích cỡ giống tối thiểu đạt 10.000 – 15.000 con/kg; mật độ thả thích hợp 300 – 400 con/m2, không nên thả giống còn quá nhỏ và trại có nhiễm mầm bệnh.

2. Kiểm tra ao nuôi, xử lý môi trường nước định kỳ:

– Kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, oxy hòa tan để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời nhằm tạo môi trường thuận lợi cho ốc phát triển, đặc biệt chú ý đến nhiệt độ và độ mặn.

– Thường xuyên kiểm tra vệ sinh lưới ngăn, nền đáy trong suốt quá trình nuôi. Sau mỗi đợt nuôi cần cải tạo kỹ nền đáy. Định kỳ diệt khuẩn, mầm ký sinh, cắt tảo ao nuôi bằng các loại hóa chất như BKC, Bronopol, Iodine…(theo liều lượng của nhà sản xuất: liều xử lý ao trước khi thả giống + ao lắng; liều dùng định kỳ khi nuôi ốc hương).

– Nếu có điều kiện, bà con nên có ao lắng để xử lý nước, diệt khuẩn trước khi lấy nước vào ao nuôi. Đây là giải pháp rất hữu hiệu ở một số nước.

– Trong quá trình nuôi ốc hương, khi lượng chất thải, chất hữu cơ,… trong ao nhiều sẽ xuất hiện các loại khí độc và làm ảnh hưởng đến chất lượng nuôi cũng như sự phát triển của ốc. Chính vì vậy bà con cần tiến hành xử lý khí độc trong ao nuôi ốc một cách kịp thời, theo định kỳ và phù hợp với từng điều kiện ao nuôi. Có thể dùng Yucca định kỳ (không nên lạm dụng).

– Do khi diệt khuẩn định kỳ sẽ gây chết cả các vi sinh vật, khuẩn có lợi; do vậy vi khuẩn có hại còn sót lại sẽ dễ dàng phát triển trở lại. Do vậy cần phải tạt bổ sung vi sinh ngay sau khi diệt khuẩn có hại trong ao nuôi để vi sinh phát triển làm sạch hữu cơ, hãm khuẩn, cắt tảo…

Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh (siêu vi sinh Greenpond SE của Nufeco LLC U.S.A…) để hãm khuẩn có hại, cải thiện chất lượng nước ao trong lúc nuôi, xử lý bùn bẩn, thức ăn thừa, chất thải hữu cơ, bùn bẩn đáy)… hạn chế ô nhiễm nước ao.

thuoc-tri-benh-oc-huong
Nufeco-cung cấp thuốc trị bệnh ốc hương sưng vòi, viêm ruột, đơ yếu

– Kiểm tra đáy ao, nếu cát có màu đen QUÁ ĐẶC, mùi hôi nhiều cần chuyển ốc sang ao khác và tiến hành vệ sinh ao rồi tiếp tục nuôi.

– Sau mỗi đợt nuôi cần cải taọ kỹ nền đáy

3. Thức ăn: Thức ăn thường sử dụng là tôm, cá tạp,… phải bảo đạm độ tươi, không có mùi ôi thối, không bị dập nát, được vệ sinh sạch sẽ, mua từ nguồn tự nhiên là tốt nhất (để tránh mầm bệnh). Không có hóa chất bảo quản. Sau mỗi lần cho ăn kiểm tra lượng thức ăn thừa để cân đối phù hợp và vệ sinh lưới lồng, nền đáy.

– Ngoài ra nên cho ăn bổ sung Dinh dưỡng chức năng chứa men tiêu hóa, vitamin và khoáng cho ốc hương (American Aquafeed USA) vào trong thức ăn hàng ngày để giúp ốc sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, xuất bán sớm.

4. Theo dõi mầm bệnh: Khi ốc có biểu hiện kém ăn và chết rải rác, cần nhặt hay sàng lọc số ốc này và tiêu hủy, không nên vứt bừa bãi ở khu vực nuôi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trong vùng nuôi, gây ra dịch bệnh diện rộng.

Thuoc-tri-benh-oc-huong
Nufeco-cung cấp thuốc trị bệnh ốc hương sưng vòi, viêm ruột, đơ yếu

– Phòng bệnh do nhiễm vi khuẩn, tránh lây lan: Định kỳ sử dụng thuốc đặc trị sưng vòi Kanocin/PRIMO trộn cho ốc ăn khi thấy Ốc có dấu hiệu nhiễm mầm bệnh. Cách dùng: Theo liều phòng bệnh 2-3 lần/tháng (mỗi đợt liên tục 2-3 ngày).

* Ngoài ra nên nuôi ghép với một số đối tượng khác, vừa tận dụng diện tích mặt nước, tăng thêm thu nhập, vừa để xử lý, cải thiện môi trường nước ao nuôi. Các đối tượng có thể nuôi ghép với ốc hương như cá dìa, rong câu, rong nho, hải sâm.

III. CÁCH TRỊ BỆNH CHO ỐC HƯƠNG

Công ty Nufeco VN xin giới thiệu liệu trình trị bệnh tham khảo như sau:

Khi theo dõi thấy hiện tượng bệnh trên ốc hương như: Sưng vòi, viêm ruột, đơ yếu, bỏ vỏ, ốc không vùi đáy và chết rải rác… Chúng ta cần điều trị theo theo một số lộ trình phù hợp với điều kiện từng trại.

– Bước 1: Tạm ngưng cho ốc ăn 2-3 ngày; nhặt ốc chết ra khỏi ao và đem đi xử lý.

– Bước 2: Xử lý môi trường ao nuôi, thay nước mới sạch.

+ Diệt khuẩn, nấm, mầm ký sinh: bằng các loại như BKC, Bronopol, Iodine,… với liều lượng phù hợp của các hãng sản xuất, khoảng 1-2 ngày.

+ Xử lý khí độc ở đáy ao: bằng các loại chất phổ thông như Yucca, Vi sinh…

+ Xử lý chất thải hữu cơ, thức ăn thừa tầng đáy: Bằng cách vớt bớt ra ao, thay nước mới; đặc biệt sử dụng chế phẩm sinh học siêu vi sinh GreenPond SE để hãm khuẩn có hại phát triển trở lại, xử lý bùn đen, chất thải hữu cơ độc hại, cắt tảo, an toàn cho ao nuôi.

+ Lưu ý: Khi sử dụng chất diệt khuẩn, mầm ký sinh như BKC, Bronopol, Iodine… cũng đồng thời diệt luôn cả vi sinh, khuẩn có lợi. Dẫn đến mầm bệnh còn sót lại sẽ phát triển rất nhanh lấp đầy ao; do đó cần bổ sung ngay Siêu vi sinh có lợi (GreenPond SE) để chúng phát triển nhanh và kìm hãm sự tái phát triển của vi khuẩn, mầm bệnh có hại còn sót lại; giảm stress cho ốc…

– Bước 3: Ngày thứ 3 có thể cho ốc ăn ½ lượng thức ăn so với ngày thường và trộn thuốc trị bệnh (Kanocin/Primo với liệu trị bệnh 1 gói/50 kg thức ăn), liên tục 5-7 ngày đến khi ốc hết bệnh.

+ Một số trại giống, nuôi bể có thể ngâm ốc trực tiếp vô nước pha thuốc kháng sinh trị bệnh, rất hiệu quả với trường hợp bệnh ốc không ăn được thức ăn.

+ Đối với trại ốc đã dùng nhiều loại kháng sinh khác trước đây: Nên sử dụng thêm thuốc Super Pentine của Nufeco kết hợp với kháng sinh: để kháng viêm sưng, kích thuốc, chống lờn thuốc, tránh sốc khi dùng kháng sinh, tránh tái phát bệnh. Rút ngắn thời gian điều trị. Dùng kết hợp với kháng sinh trị bệnh hiệu quả gấp nhiều lần: gói 100gram/trộn cho 100-200 kg thức ăn.

+ Sau khi sử dụng kháng sinh xong, bổ sung men khoáng, dinh dưỡng tiêu hóa cho ốc hương (American Aquafeed SC) để ốc nhanh chóng phục hồi và tăng trường tốt trở lại.

Nufeco-cung cấp thuốc trị bệnh ốc hương sưng vòi, viêm ruột, đơ yếu
Nufeco-cung cấp thuốc trị bệnh ốc hương sưng vòi, viêm ruột, đơ yếu

Trên thực tế thì nuôi Ốc hương chưa từng có ai đạt đến tỉ lệ sống 100%, người nuôi đạt được tỷ lệ sống trên 75% so với ban đầu đã là một thành công lớn. Do vậy, đôi khi Ốc chết không phải bệnh cũng không phải do môi trường hoặc nhiễm bệnh; mà chết do khả năng sinh tồn của chúng. Khi Ốc chết bà con cần kiểm tra kỹ xem nguyên nhân là do đâu để có hướng xử lý thích hợp.

CHÚC BÀ CON CÓ MỘT VỤ MÙA NUÔC ỐC HƯƠNG THẮNG LỢI!

NGUỒN: NUFECO LLC, U.S.A – TEXAS

Thuoc-tri-benh-oc-huong-Nufeco
Thuốc trị bệnh ốc hương nhập khẩu từ Mỹ – Nufeco

Công ty Nufeco Việt Nam (có trụ sở tại: 277 Đường 3/2 – P.10 – Quận 10 – TP. HCM) hiện đang phân phối độc quyền thuốc trị bệnh sưng vòi, viêm ruột, đơ yếu; dinh dưỡng chức năng, vi sinh xử lý môi trường cho Ốc hương của Nufeco, LLC USA với các thương hiệu:

NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU TỪ MỸ- SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NUFECO USQ (TEXAS – HOA KỲ)

THUỐC TRỊ BỆNH VÀ DINH DƯỠNG, MEN KHOÁNG CHO ỐC HƯƠNG

1. KANOCIN: Đặc trị bệnh sưng vòi, viêm ruột ốc hương

Phương pháp điều trị: Trộn đều 1 gói KANOCIN vào 50kg thức ăn (ngâm 30 phút). Sử dụng liên tục 3-5 ngày

+ Phòng ngừa bệnh: Trộn đều 1 gói KANOCIN vào 100kg thức ăn. Sử dụng KANOCIN 2 lần mỗi tháng.

Đặc biệt: Sử dụng thêm Super Pentine  (+ Kanocin): giúp tăng hoạt lực của thuốc lên gấp nhiều lần, kháng viêm sưng, lở loét, hoại tử, phù nề, xuất huyết; dịu vết thương, tránh sốc thuốc khi sử dụng kháng sinh. Dẫn thuốc nhanh và tránh bị lờn thuốc, tái bệnh.

2. AMERICAN AQUAFEED: Dinh dưỡng và men, khoáng kích thích cho ốc tăng trưởng nhanh

+ Công dụng: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, men kích thích ốc tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng bệnh.

+ Liều dùng: Trộn 1 gói (100gram) cho 50 kg thức ăn (ngâm 30 phút trước khi cho ăn).

3. GREENPOND SE: Chế phẩm siêu vi sinh xử lý môi trường nuôi ốc (probiotics)

+ Công dụng: Khi môi trường giảm chất lượng khẩn cấp, giải quyết khí độc, NO2, tảo, chất bẩn đáy ao; hạn chế sự phát triển của tảo, rêu; hãm hoạt động khuẩn có hại, giảm các bệnh tiêu hóa; ổn định PH, giảm stress cho ốc… Hiệu quả cấp tốc sau 2-3 giờ sử dụng.

+ Liều dùng: Trộn 1 gói (100gram) cho 10 lít nước tạt cho 2000m3 nước/ 5 ngày 1 lần.

4. PRIMO: thuốc trị bệnh đơ, yếu do nhiễm bệnh ảnh hưởng đến thần kinh ở ốc hương

Phương pháp điều trị: Trộn đều 1 gói PRIMO vào 50kg thức ăn (ngâm 30 phút). Sử dụng liên tục 3-5 ngày.

Phòng ngừa bệnh: Trộn đều 1 gói PRIMO vào 100kg thức ăn. Sử dụng PRIMO 2 lần mỗi tháng.

– Đặc biệt: Sử dụng thêm Super Pentine (+ Primo): giúp tăng hoạt lực của thuốc lên gấp nhiều lần, kháng viêm sưng, lở loét, hoại tử, phù nề, xuất huyết; dịu vết thương, tránh sốc thuốc khi sử dụng kháng sinh. Dẫn thuốc nhanh và tránh bị lờn thuốc, tái bệnh.

5. SUPER: Tăng hoạt lực kháng sinh nhiều lần

+ Công dụng: dẫn thuốc nhanh, kháng viêm sưng, chống phù nề, hoại tử, lở loét, xuất huyết, dịu vết thương; Tránh sốc kháng sinh, lờn thuốc, tái bệnh.

+ Liều dùng: Sử dụng kết hợp với Kanocin/Primo phòng và trị bệnh. Trộn 1 gói 100g Super Pentine cho 100 kg thức ăn.

* Chú ý: Không dùng cùng lúc 2 loại kháng sinh Kanocin và Primo phòng và trị bệnh. Tạm thời ngưng sử dụng GreenPond SE khi sử dụng kháng sinh Kanocin hoặc Primo khi phòng và trị bệnh. Sau 1 ngày, sử dụng dinh dưỡng American Aquafeed SC và Vi sinh GreenPond SE. Ngưng sử dụng kháng sinh 2 tuần trước khi thu hoạch.

Nên sử dụng các sản phẩm trên theo đúng quy trình của nhà sản xuất đưa ra!

thuoc-tri-benh-oc-huong
Nufeco chuyên cung cấp thuốc trị bệnh ốc hương

NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU TỪ MỸ- SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NUFECO USA.
Liên hệ: Mr. Xuân Phú: 0968.668.786 – 0988.610.189
Email: Nufecovietnam@gmail.com

Website: www.nufeco.com   https://thuoctribenhochuong.com/

Email: tribenhochuong@gmail.com

6 nhận xét về “CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ỐC HƯƠNG

  1. Pingback: NGUYÊN NHÂN ỐC HƯƠNG CHẾT HÀNG LOẠT, LÂY LAN DIỆN RỘNG - NUFECO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *